Zalo

Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

GIỜ LÀM VIỆC:

Từ thứ 2 - T7: 8h - 17h

ĐIỆN THOẠI:

0984889011

ĐỊA CHỈ:

Long Biên, Hà Nội

Trang chủ / phân bón npk silic / MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ />
                                                 		<script>
                                                            var modal = document.getElementById(

MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Liên hệ:0984889011 - Hotline

CHI TIẾT SẢN PHẨM

MỘT SỐ  BỆNH HẠI CÂY TRỒNG  VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

  

1- Bệnh đốm vòng ( Altenaria.)

     Bệnh do các chủng nấm Altenaria phát sinh và  gây hại trên nhiều loại cây trồng : khoai tây, cà chua, hành, bắp cải, su hào, lúa...Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời ít nắng, âm u, nhiệt độ và ẩm độ cao.

    Bệnh đốm vòng ( bệnh úa sớm) hay thấy ở cà chua, khoai tây. Mầm bệnh tồn tại trên tàn dư cây trồng ít nhất là 1 năm. Ở Đà Lạt, bệnh này phát sinh mạnh từ tháng 4 đến tháng 10. Mặc dù có tên là "sớm" nhưng các triệu chứng ở lá thường xảy ra trên các lá già. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể làm giảm năng suất đáng kể.

  Bệnh đốm vòng cũng thấy ở đu đủ, hoa lan,...song tác nhân gây bệnh là virus mà không phải do nấm.

    Triệu chứng và thiệt hại do bệnh đốm vòng trên khoai tây

       Nấm Alternaria solani gây bệnh trên khoai tây  khiến lá cây rụng sớm dẫn đến thiệt hại  tới 50% năng suất. Sự lây nhiễm ban đầu xảy ra trên các lá già, với các đốm nâu đen phát triển chủ yếu ở tâm lá, sau đó lá chuyển  màu vàng và khô hoặc rụng. Trên thân cây, các vết đốm không có đường viền rõ ràng (so với các vết đốm trên lá). Vết bệnh trên củ có màu sẫm và phần thịt bên dưới cũng bị khô, có màu nâu.

 

     Khả năng gây hại

  • Trên lá: vết bệnh thường xuyên xuất hiện ở các lá già, sau lan dần lên các lá trên. Vết bệnh hình tròn có các vòng tròn đồng tâm, màu nâu sẫm.
  • Trên quả: vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở cuống quả, hình tròn màu nâu sẫm, hơi lõm xuống và cũng có vòng đồng tâm màu đen.
  • Trên thân: vết bệnh màu nâu, hơi lõm và có đường tròn đồng tâm.

     Biện pháp xử lý

  • Dùng giống kháng bệnh.Vệ sinh đồng ruộng
  • Dùng luân phiên với các hỗn hợp Azoxystrobin + Difenoconazole, Metalaxyl + Mancozeb, Cymoxanil + Mancozeb,... các dòng thuốc đặc trị nấm.

Hình 1: Vết bệnh đốm vòng trên lá su hào và  củ khoai tây

 

2 - Bệnh  héo xanh (Pseudomonas solanacearum Smith )

      

Hình 2: Cà chua bị bệnh héo xanh và cây bị bệnh héo xanh làm củ bị thâm đen.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith ( tên khác : Ralstoria solanacearum) gây ra,

Đây là loài kí sinh đa thực rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Loài vi khuẩn này có nhiều chủng và nòi tồn tại trong tự nhiên trên các cây kí chủ khác nhau, do vậy nguồn bệnh lúc nào cũng có. Vi khuẩn này thuộc loại chuyên hoá rộng đã  phát hiện gây hại trên 30 loại cây trồng khác nhau, Thích hợp ở nhiệt độ t = 24oC, tối đa 27oC, tối thiểu 18oC.  Vi khuẩn này tồn tại rất lâu trong đất chúng  xâm nhập vào cây qua vết thương.lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động. 

Khả năng gây hại Bệnh gây hại ở các giai đoạn, nặng nhất là giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, tạo quả , hình thành củ,.Thường ban đầu cây có biểu hiện héo ban ngày như mất nước, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa song lá vẫn xanh. 

Biện pháp xử lý

  • Sử dụng giống chống chịu bệnh,Chọn và thải loại kỹ các cây giống mang bệnh.
  • Luân canh các cây họ Cà khác.Sử dụng phương pháp ghép gốc với giống kháng bệnh.Vệ sinh, hủy nguồn lây lan bệnh trên đồng ruộng.
  • Ruộng trồng bằng phẳng, có rãnh thoát nước tốt.
  • Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây phù hợp.
  • Dùng các dòng thuốc hoạt chất : Fosetyl – Aluminium + streptomycin ,.. các thuốc có tính kháng sinh cao để tăng sức sống chịu cho cây trồng.

 

3- Bệnh mốc sương

 

Phát sinh gây hại

  • Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 18-22oC, độ ẩm không khí cao, bón nhiều phân đạm hóa học, đất trũng, úng.
  • Bào tử từ bộ phận trên mặt đất theo nước tiếp xúc với củ qua vết thương, mắt củ. Củ tiếp tục bị bệnh trong thời gian bảo quản.
  • Nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác thường bằng sợi nấm tiềm sinh ở trong tàn dư cây bệnh và cây giống. 

Khả năng gây hại

  • Là bệnh phổ biến và gây tác hại diện rộng. Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: lá, thân, rễ, củ.Trên lá: vết bệnh màu xanh tái hơi ướt, sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen. Mặt dưới lá có lớp tơ trắng xốp.
  • Trên thân cành: vết bệnh có màu nâu, thâm đen lan rộng và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá.
  • Trên củ: vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu-nâu xám, hơi lõm sâu vào bên trong.
  • Bệnh nặng làm cả phiến lá bị khô, thân cành bị bệnh thối mềm và dễ gãy. 

Biện pháp xử lý

  • Vệ sinh đồng ruộng, tỉa loại bỏ các lá già, bệnh.Chọn giống không bị bệnh mới đem ra trồng.Nên trồng mật độ vừa phải, chú ý trong mùa mưa.
  • Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên tán lá.
  • Bón phân cân đối, hạn chế thừa đạm.
  • Dùng một số loại hoạt chất:  Azoxystrobin + Difenoconazole Cymoxanil + Mancozeb ,...

Hình 3: Bệnh mốc sương trên thân, lá, và quả cà chua.

 

4- Bệnh héo rũ chết vàng 

Phát sinh gây hại

  • Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-300C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều. 

Khả năng gây hại 

  • Bệnh thường thể hiện triệu chứng thối gốc, làm cây héo rũ chết vàng, bệnh phá hại nặng nhất là vào cuối giai đoạn sinh trưởng.
  • Bệnh hại ở củ làm cho củ bị thối, mầm bị thui chết, cây con bị bệnh không lớn được.
  • Thân giáp mặt đất thường khô tóp và có màu vàng nhạt, ranh giới không rõ ràng. Trên vết bệnh có lớp nấm trắng mịn. 

Hình 4: Bệnh héo vàng trên cà chua

Biện pháp quản lý 

  • Vệ sinh đồng ruộng. Bón vôi bột để nâng pH đất trên đất chua.
  • Đánh rảnh thoát nước nhanh.Bón phân hữu cơ hoai mục + Nấm đối kháng.
  • Phòng ngừa tuyến trùng hại rễ (tạo “lối vào” cho nấm tấn công) bằng chế phẩm sinh học đặt trị và phòng ngừa.Dùng các nhóm hoạt chất :  Fosetyl – Aluminium + streptomycin Copper (gốc đồng)  để tăng sức chống chịu bệnh cho cây .

5- Bệnh héo rũ lở cổ rễ

Phát sinh gây hại

  • Sợi nấm làm tắc bó mạch và làm cho cây bị héo rũ làm phần củ  khoai bị thối, gần gốc có chát nhựa màu nâu sẫm nhầy . Khi nấm phát triển mạnh có thể biến thành hạch nấm, rất dễ rụng. Nếu trời ẩm ướt thì trên vết bệnh có lớp nấm trắng ngà.Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-300C.

Hình 5: Bệnh lỡ cổ rễ trên cây khoai tây

Khả năng gây hại

  • Bệnh phá hại ở rễ, mầm, củ và thân. Khi nấm xâm nhập vào củ thì làm cho củ không nảy mầm hoặc cây con bị héo rũ. Rễ và thân giáp mặt đất có nhiều u sần sùi, sau đó bị thối. Những cây bị bệnh thường ra củ khí sinh ở ngay nách lá hoặc không có củ, sau ít lâu cây sẽ chết.
  • Vết bệnh trên củ có màu nâu sẫm, cứng, có kích thước và hình dạng khác nhau. 

Biện pháp xử lý

  • Vệ sinh đồng ruộng.Dọn sạch dư thừa thực vật từ vụ trước.
  • Bón phân hữu cơ hoai mục + Nấm đối kháng.
  • Không tủ gốc bằng rơm rạ có mang mầm bệnh.
  • Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole, Cymoxanil + Mancozeb, Fosetyl – Aluminium,...

6- Bệnh do tuyến trùng

Tác nhân gây bệnh là Tuyến trùng (Meloidogyne sp.)

Bà con nông dân có thể nhận biết cây trồng đang bị tuyến trùng tấn công, gây hại thông qua những biểu hiện trên cây như: cây héo, còi cọc, kém phát triển, thiếu sức sống, vàng lá, rụng lá sớm, chết mần,… bởi tuyến trùng gây cản trở khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây.

Tuyến trùng không gây chết cây trồng tuy nhiên những vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra sẽ là nơi tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào cây dễ dàng hơn, từ đó khiến cây bệnh nặng hơn và thậm chí sẽ truyền những virus gây hại cho cây. Chính vì thế, có thể hiểu tuyến trùng là sinh vật gián tiếp truyền virus cho cây.

Phát sinh gây hại

  • Tuyến trùng thường phát triển mạnh vào mùa khô. Do đặc điểm rất ít di chuyển chủ động, mỗi năm tuyến trùng chỉ có khả năng di chuyển được từ 3-6cm. Sự di chuyển của tuyến trùng là do các yếu tố trung gian tạo nên hay đã có mặt sẵn trong đất trước khi trồng.

Khả năng gây hại 

    Tuyến trùng  chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to, tạo nên những nốt sần hoặc làm thối, nhũn rễ khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây suy giảm, từ đó khiến cây sinh trưởng kém, vàng lá và nghiêm trọng nhất là chết cây.24 thg 11, 2022

  • Tuyến trùng xâm nhập vào mạch nhựa và mạch gỗ. Con cái đẻ >1000 trứng. Tuyến trùng gây hại tạo thành các nốt sần trên rễ cây.
  • Tuyến trùng đục sâu vào rễ để ăn rễ, làm nghẽn chất dinh dưỡng và khiến cây phát triển còi cọc, lá héo kèm theo các triệu chứng khác, cuối cùng có thể giết chết cây.
  • Nhiễm tuyến trùng ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%.

Biện pháp quản lý:

  • Đào mương thoát nước hạn chế tuyến trùng lây lan.
  • Tăng cường bón vôi (vì tuyến trùng thích đất hơi chua) cân chỉnh pH đất, phân hữu cơ hoai mục.
  • Xử lý thuốc đặc hiệu tuyến trùng đặt trị: Tervigo 020SC,...các chế phẩm sinh học chứa chất ức chế tuyến trùng

Hình 6: Tuyến trùng tấn công, gây hại rễ Hình thái tuyến trùng gây hại.

 

7- Thối gốc

Phát sinh gây hại

Rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con đến khi có 1–2 lá thật, bệnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao.

Khả năng gây hại

Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất, cổ rễ bị thối nhũn, cây con dễ ngã gục ngang mặt đất, lá non vẫn xanh.

Vào những ngày có ẩm độ cao những cây bị gãy gục, xung quanh gốc có tơ nấm màu trắng trên mặt đất. 

Biện pháp xử lý

Phun thuốc phòng giai đoạn cây con 1-2 lá thật : Amistar top 325 SC các hoạt chất tương tự.

 

Hình 7:  (A) Cây con bị nấm bệnh tấn công (B) Bệnh tấn công ở giai đoạn phát triển thân lá (C) (D) (E) Bệnh gây thối gốc cây (F) Nấm bệnh hại gốc tạo hạch và tơ nấm

ه8Đốm phấn 

Phát sinh gây hại  

Bệnh phát sinh, lây lan nhanh khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao.Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng cây trồng, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa và gây hại nặng giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái.   

Khả năng gây hại  Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh có hình gốc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá có xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết bệnh liên kết lại thành những vùng màu nâu nhạt.

  • Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng trái kém, có thể cây bị chết.  

Biện pháp xử lý  

  • Sử dụng giống kháng bệnh, ít nhiễm bệnh.
  • Không trồng liên tục cây cùng họ. 
  • Luống trồng thoát nước tốt dùng màng phủ nông nghiệp.
  • Tránh đất bắn vào các lá gốc bằng cách ngắt bỏ bớt các lá gốc, lá bệnh,
  • Vệ sinh ruộng trồng, tiêu hủy các cây lá bị bệnh, dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ trồng.Phòng trị bằngcác sản phẩm có hoạt chất:Azoxystrobin, Cymoxanil + Mancozeb, Azoxystrobin + Difenoconazole,...

Hình 8:  Các triệu chứng bệnh đốm phấn trên họ bầu bí

 

Nứt thân chảy nhựa  

Phát sinh gây hại

  • Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-300C, chết ở 550C trong 10 phút, độ pH thích hợp 5,7 - 6,4.
  • Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử.
  • Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển.

Khả năng gây hại

  • Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên thân lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài màu nâu xám và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có các hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm), cả cây có thể bị khô chết.

Biện pháp quản lý 

  • Thu dọn tàn dư cây trồng
  • Bón phân đạm cân đối 
  • Phun phòng : Aliette 800WG + Curzate M-8 ,  dùng Ridomil Gold 68WG đậm đặt quét tực tiếp vế bênh ngăn lây lan.
  • Tăng cường lượng silic  vào cây giúp cây chống chịu sự tấn công mần bệnh. 

Hình 9: Triệu chứng nứt thân chảy nhựa trên họ bầu bí và chảy nhựa ở cây có muối

9- Phấn trắng

Phát sinh gây hại

  • Là nấm chuyên tính ngoại kí sinh (sợi nấm bám dày đặc trên lá và tạo vòi hút đâm sâu vào tế bào để hút dinh dưỡng.
  • Bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh nhờ không khí và gió, bào tử phân sinh nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 20 – 240C và ẩm độ không khí cao.

Khả năng gây hại

  • Bệnh gây hại trên lá, thân, cành và gây hại ngay từ thời kỳ cây con.
  • Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm nhỏ xanh vàng, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn sau đó bao phủ hết cả phiến lá.
  • Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, lá bị khô cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết. 

Biện pháp xử lý

  • Thu dọn tàn dư bị bệnh đem đốt hoặc vùi dưới hố ủ phân. 
  • Tiêu diệt cỏ dại ven bờ, sử dụng giống chống bệnh.
  • Phun các loại thuốc có hoạt chất:  Azoxystrobin hay các hỗn hợp Mandipropamid + Chlorothalonil Cymoxanil + Mancozeb,.. Phòng trừ kịp thời ngay khi phát hiện  

Hình 10 

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc lần đầu sử dụng cho cây trồng nên sử dụng ở diện tích cá thể để xác định sự tác động của thuốc trước khi cho sử dụng cho toàn bộ cây trồng.

        HÙNG NGỌC KÍNH CHÚC BÀ CON MÙA MÀNG BỘI THU

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

Hotline

Hotline

0984889011

Zalo icon Email icon

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
@ Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang vàng Việt Nam.