Zalo

Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

GIỜ LÀM VIỆC:

Từ thứ 2 - T7: 8h - 17h

ĐIỆN THOẠI:

0984889011

ĐỊA CHỈ:

Long Biên, Hà Nội

Trang chủ / phân bón npk silic / MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CÂY TRỒNG va CÁCH PHÒNG TRỪ

MỘT SỐ LOÀI SÂU   HẠI CÂY TRỒNG va CÁCH PHÒNG TRỪ />
                                                 		<script>
                                                            var modal = document.getElementById(

MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CÂY TRỒNG va CÁCH PHÒNG TRỪ

Liên hệ:0984889011 - Hotline

CHI TIẾT SẢN PHẨM

MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CÂY TRỒNG

Trong quá trình Sinh trưởng - Phát triển , mọi loại cây trồng đều bị hàng loạt sâu bệnh khác nhau gây hại. Hùng Ngọc trân trọng  giới thiệu với bà con một số loại sâu hại chính thường gây hại cho cây trồng cùng một số biện pháp phòng trừ thông thường. Bà con nên cập nhật thông tin mới về sâu  bệnh, cách phòng trừ  và các loại thuốc BVTV để việc phòng trừ có hiệu quả, kịp thời.   

1-Sâu đục thân 

Khả năng gây hại:

-   Ổ trứng được đẻ ở mặt dưới của lá.

-   Ấu trùng đầu màu nâu sẫm và dài khoảng 2-3 cm, ấu trùng sống trên mô lá 5-7 ngày.  Ấu trùng đục vào thân cây và hoàn tất vòng đời trong đó.

-   Dấu hiệu bên ngoài của vết sâu đục là có đùn phân tại vị trí vào thân. 

Biện pháp xử lý

-     Khi ruộng bị nhiễm sâu đục thân có thể dùng luân phiên các thuốc có hoạt chất, Emamectin, Lamda-Cypermethrin các hỗn hợp Profenofos + Lamda-Cypermethrin, Thiamethoxam + Lamda-Cypermethrin.

2- Rầy xanh

 Khả năng gây hại:

Giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của rầy xanh có hình dạng gần giống như nhau. Chúng có màu xanh sáng. Rầy dùng vòi chích hút mô cây làm khô héo, cây sinh trưởng kém. Rầy thường lẫn trốn ở mặt dưới của lá. Trứng được đẻ trong mô thực vật và rất khó nhìn thấy.Rầy xanh là một trong các đối tượng trung gian truyền bệnh khảm (virus) cho cây (hiện tượng xoăn lá).

Biện pháp xử lý

-   Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng đã thu hoạch, đảm bảo không để tập trung khu vực trồng mới.-   Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm bộ hút chích.

-   Khi ruộng bị nhiễm có thể dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất hỗn hợp Profenofos + Lamda-Cypermethrin, Emamectin + Acetamiprid + Buprofezin ,...

 3- Sùng trắng

 Khả năng gây hại:

Ấu trùng màu trắng được hình chữ C, đầu màu nâu lớn, hàm khỏe.

Sùng trắng có chu kỳ sống khá lâu . Con trưởng thành hoạt động mạnh vào mùa mưa, đất  ẩm cao. Chúng ăn trực tiếp trên củ gây ra những tì vết trên củ dẫn đến giảm giá trị sản phẩm. 

Biện pháp quản lý

-   Luân canh cây trồng với cây lúa nước. -   Vệ sinh đồng ruộng.

-    Xử lý đất trước trồng bằng các loại thuốc hạt đặt tính xông hơi mạnh , hiệu lực kéo dài hoặc các loại nấm ký sinh có lợi bón đất để hạn chế hoạt động của Sùng.

4- Bọ phấn (bọ phấn trắng)

 Khả năng gây hại

-    Trưởng thành có kích thước nhỏ. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh. -     Trứng rất nhỏ hình bầu dục, màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.

-   Ấu trùng màu vàng nhạt. Con trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát.-   Bọ phấn hút nhựa làm cho cây có thể bị héo, ngả vàng và chết. Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

-   Bọ phấn còn truyền các bệnh virus gây bệnh cho cây.

Biện pháp xử lý

-   Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng cũ bị bọ hút chích.

-   Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm với bọ phấn

-   Khi ruộng bị nhiễm bọ phấn có thể dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất: Thiamethoxam + Emamectin benzoate, Pymetrozin + Emamectin benzoate hoặc Profenofos + Lamda-Cypermethrin,...

6- Rệp (rầy mềm)

 Khả năng gây hại

-    Rệp phát triển có 2 giai đoạn rệp non và rệp trưởng thành. Rệp sinh sản bằng cách đẻ con.

-   Rệp chích hút dịch cây ở các bộ phận non, làm cho lộc non bị cong queo, rụng sớm cành lá non không sinh trưởng được. Rệp được xác định là đối tượng trung gian truyền bệnh virút  trên nhiều cây trồng .

-   Tập trung chủ yếu mặt lưới lá.-   Ngoài ra, rệp còn tiết chất dịch làm môi trường cho nấm muội đen phát triển, bao bọc mặt lá cản trở khả năng quang hợp của các bộ phận lá, làm cho cây sinh trưởng kém.

Biện pháp xử lý

-    Theo dõi vườn trồng ngày từ đầu vụ để phát hiện các ổ rệp mới xuất hiện đem thu gom tiêu huỷ nếu ít.

Dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất Thiamethoxam, Pymetrozin, Abamectin , Lamda-Cypermethrin + Abamectin,.. (phun trực tiếp bên mặt dưới lá nơi rầy tập trung hút chích). 

7-Ruồi hại lá (dòi đục lá, sâu vẽ bùa

Khả năng gây hại

-   Ruồi có vòng đời trung bình 25-30 ngày.-    Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, màu đen, đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá.

-   Trứng có hình ô van dài, rất nhỏ, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt.

-    Ấu trùng  non là dạng dòi, không chân, màu trắng trong. Chúng đục thành đường ngoằn ngoèo trên lá, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng đáng kể.

-   Giai đoạn nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất. 

Biện pháp xử lý

-          Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dư cây trồng cũ.

-          Luân canh cây trồng khác họ như lúa nước, bắp…

-          Ruồi có khả năng kháng thuốc rất cao, vì vậy cần dùng luân phiên các hoạt chất Cyromazine  với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin, Lamda-Cypermethrin + Abamectin,...

8- Sâu khoang 

Khả năng gây hại 

-   Vòng đời của sâu trung bình 35-40 ngày.

-   Bướm màu nâu vàng, cánh có nhiều đường vân màu sẫm. Cánh sau màu trắng xám, có ánh phản quang màu tím. Một cá thể bướm cái có thể đẻ hàng ngàn trứng.

-   Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng.

-   Nhộng trong đất, màu nâu đỏ, cuối bụng có 1 đôi gai ngắn.

-   Bướm hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt.

-    Sâu non mới nở sống tập trung, gặm phần xanh của lá. Sâu trưởng thành phân tán ăn khuyết lá, làm cây sinh trưởng kém.

Biện pháp quản lý

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.

+ Dùng bẫy chua ngọt để bắt bướm. ( diện tích nhỏ và khép kín)

+ Biện pháp hóa học hoặc sinh học: luân phiên các thuốc có hoạt chất : Emamectin, Lamda- Cypermethrin hay các hỗn hợp Profenofos + Cypermethrin, Chlorantraniliprole + Abamectin , Emamectin + Profenofos, các loại thuốc tính xua đuổi hoặc nấm ký sinh ấu trùng.

 

Hình 7:  Sâu khoang ăn lá

9-Rệp sáp

 Khả năng gây hại

-          Cơ thể rệp sáp có hình bầu dục, thuôn dài, rệp non có màu hồng, rệp trưởng thành có một lớp sáp trắng phủ kín quanh mình, trứng cũng có lớp sáp phủ kín.Rệp sáp thường xuất hiện vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, tụ tập ở phần ngọn, nách và mặt dưới của lá.

-          Ở thời kỳ bảo quản rệp thường sống tập trung xung quanh mầm để chích hút nhựa của mầm làm cho mầm bị teo khô.

Biện pháp xử lý

-          Thăm đồng thường xuyên, không để lây lan diện rộng khó kiểm soát.

-          Phun thuốc khi phát hiện mật độ thấp:các hoạt chất Lamda-Cypermethrin, Profenofos hay các hỗn hợp Profenofos + Cypermethrin, Thiamethoxam + Lamda- Cypermethrin…

Hình 8: Rệp sáp 

 10-Sâu xanh da láng

Khả năng gây hại

-     Sâu gây hại bằng cách cắn ngọn non, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm rõ rệt

-    Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát, trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa.

Biện pháp xử  lý

-   Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch.   Luân canh với cây trồng cạn, cây lúa nước.

-   Cày ải phơi đất diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.

-   Ngắt ổ trứng nếu phát hiện, giảm nguy cơ phát tán sâu non.

-   Bón phân cân đối, hợp lý.

-     Sử dụng thuốc có hoạt chất Emamectin + Profenofos hay hỗn hợp các hoạt chất Chlorantraniliprole + Abamectin…

Hình 9:  sâu xanh da láng.

11- Bọ rầy (có nhiều nhóm bọ rầy cùng họ nhưng khác nhau về ngoại hình) 

Khả năng gây hại  

-    Bọ rầy phát triển gây hại nhiều vào mùa khô. Cắn phá  vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc cây gây hại. 

-    Bọ trưởng thành hại mạnh giai đoạn cây con , mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, phát triển kém hoặc chết. Khi cây lớn, bọ không phá  hoặc ít hơn . 

-     Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết. Hoá nhộng trong đất.  

Biện pháp xử lý

-    Để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc hoặc đốt bằng lửa.

-    Phun trừ bọ trưởng thành vào sáng sớm hoặc chiều tối bằng các sản phẩm có hoạt chất đặc trị như : Profenofos + Lamda-Cypermethrin, Abamectin + Lamda-Cypermethrin,..

 

Hình 10 : Bọ rầy trưởng thành bắt cặp 

12-Nhện đỏ

Khả năng gây hại

-  Nhện đỏ phát triển mạnh ở thời tiết nóng và khô, phá hại  khi cây nhỏ đến lúc đã lớn, nhất là lúc có hoa đến thu hoạch .

-  Nhện trưởng thành nhả tơ giăng thành 1 lớp sợi rất mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng từng quả gắn vào lớp tơ. Cả nhện trưởng thành và nhện non sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vết màu nâu vàng nhạt dọc theo 2 bên gân lá.

-   Mật độ nhện cao có thể làm lá vàng khô, sinh trưởng kém. Nhện còn chích hút vỏ trái làm trái nhỏ, sần sùi.

Biện pháp xử lý

- Chăm sóc cho cây khỏe.Thường xuyên kiểm tra các bộ phận dễ bị tấn công bởi nhện đỏ.

 - Phun các thuốc đặc trị nhện có hoạt chất là hỗn hợp của Chlorantraniliprole + Abamectin, Profenofos + Lamda-Cypermethrin, Abamectin + Lamda-Cypermethrin  Chú ý phun đều cả mặt dưới lá.                               

Hình 11:  Nhện đỏ gây hại lá

13-Bọ trĩ

Khả năng gây hại

- Cơ thể con trưởng thành và con non rất nhỏ, di chuyển nhanh, sống tập trung ở đọt non hay ở mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm cho đọt bị xoăn chùn lại, cây không vươn lóng, trái không phát triển.

- Bọ trĩ đẻ trứng trong mô mặt dưới lá. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa. Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây( xoăn lá và ngọn). 

Biện pháp xử lý

- Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ nếu không cách ly được môi trường trồng, kiểm tra ruộng  thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bọ trĩ.

- Chăm sóc cho cây khỏe. 

- Bọ trĩ có sức kháng thuốc mạnh. Cần luân phiên các hoạt chất đặc trị côn trùng chích hút như Pymetrozin, Abamectin + Lamda-Cypermethrin, Profenofos,  nên phun thuốc đồng loạt cả cánh đồng  và bờ cỏ vào chiều mát.

                                                                                  CHÚC BÀ CON MÙA MÀNG BỘI THU

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

Hotline

Hotline

0984889011

Zalo icon Email icon

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
@ Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang vàng Việt Nam.