Zalo

Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

GIỜ LÀM VIỆC:

Từ thứ 2 - T7: 8h - 17h

ĐIỆN THOẠI:

0984889011

ĐỊA CHỈ:

Long Biên, Hà Nội

Trang chủ / phân bón npk silic / SILIC QUANH TA (P4)

SILIC QUANH TA (P4) />
                                                 		<script>
                                                            var modal = document.getElementById(

SILIC QUANH TA (P4)

Liên hệ:0984889011 - Hotline

CHI TIẾT SẢN PHẨM

SILIC QUANH TA ( PHẦN 4)   

 

1.Triệu chứng và ảnh hưởng của sự thiếu Si đối với cây trồng

Khi thiếu Si (bảng 1) cây lúa trở nên mềm và rũ xuống làm tăng sự che rợp nhau của quần thể, hoạt động quang hợp bị hạn chế, thiếu Si nghiêm trọng làm giảm số bông/m2 , số hạt chắc/bông dẫn đến sụt giảm năng suất. Cây bị thiếu Si dễ bị nhiễm các bệnh do nấm Pyricularia oryzae, Helminthosporium oryzae.

Các loại cây tích lũy nhiều Si thường dễ thấy  biểu hiện triệu chứng thiếu Si. V/d trên cây lúa: triệu chứng thiếu Si diển hình là lá già bị chết hoại và héo rũ đi cùng với mức độ thoát hơi nước cao. Trên cà chua, loại cây thuộc nhóm không tích lũy Si, có biểu hiện thiếu Si trong giai đoạn tiếp tục tạo quả, những lá mới ra bị dị tật, sự thụ phấn và tạo quả không thành công.

Bảng 1. Khoảng thích hợp,ngưỡng thiếu hụt Si đối với sinh trưởng của cây lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Bộ phận cây

Khoảng thích hợp (%)

Ngưỡng thiếu (%)

Đẻ nhánh – làm đòng

<5

Thu hoạch

Rơm

8-10

<5

Nguồn: Dobermann và Fairhurst, 2000

2. Nguyên nhân gây thiếu/ mất  Si

Sự thiếu Si có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân như sau:

(i) Khả năng cung cấp Si của đất thấp do đất bị phong hóa mạnh;

(ii) Hàm lượng Si trong mẫu chất thấp;

(iii) Việc lây rơm rạ ra khỏi ruộng lúa trong thời gian dài.

.(iv) Mất Si từ đất do canh tác

    Hàm lượng Si trong cây lúa dao động rất lớn (2-10%) nhưng thường là khoảng 5 – 6%. Để tạo ra 1 tấn hạt cây lúa lấy đi khoảng 50 – 110kg Si.

     Giả định trung bình lượng Si để tạo 1 tấn hạt là 80kg Si, với năng suất lúa là 6 tấn/ha cây lúa hút khoảng 480kg Si/ha và 80% lượng này được tích lũy trong rơm rạ khi lúa chín.

Nếu chỉ có hạt lúa được thu hoạch và rơm rạ được để lại trên ruộng thì lượng Si bị lấy đi khoảng 15kg Si/tấn hạt. Đốt rơm rạ không làm mất Si một cách đáng kể, trừ khi rơm rạ bị đốt theo từng đống lớn và Si bị rửa trôi từ tro do tưới hoặc mưa nhiều.

3- Các biện pháp quản lý Silic

– Bổ sung Si cho đất từ nguồn Si tự nhiên: Ở một số vùng có thể bổ sung Si một cách đáng kể từ nước tưới, đặc biệt là nước ngầm từ vùng đất núi lửa rất giàu Si. Giả sử trung bình nồng độ Si trong khoảng 3-8mg Si/L và liều lượng nước tưới khoảng 10.000 m3 nước/ha/vụ, có thể tính được lượng Si bổ sung vào từ nước tưới là khoảng 30 – 80kg Si/ha/vụ.

– Quản lý rơm rạ, biện pháp sau thu hoạch: Về lâu dài, sự thiếu Si được ngăn chặn bằng biện pháp không lấy đi rơm rạ lúa sau khi thu hoạch, tái sử dụng rơm rạ (5 – 6% Si) và vỏ trấu (10% Si) để bón vào đất. – Biện pháp bón phân: Thường xuyên bón phân có chứa silic như Silicate Ca (14 – 19% Si): 120 – 200kg/ha hay Silicate K (14% Si): 40 – 60 kg/ha.

4. Các yếu tố ảnh hưởng  khả năng hữu dụng của Si

Ngưỡng tiêu chuẩn dùng đánh giá sự thiếu hụt Si trong đất là 40mg Si/kg (chiết bằng NaOAc 1M, pH 4). Một số yếu tố chính – thuộc tính chất đất và chế độ canh tác – có ảnh hưởng đối với khả năng hữu dụng của Si bao gồm: mức độ phong hóa, điều kiện ngập nước và chế độ bón phân.

– Ảnh hưởng của mức độ phong hóa: Mức độ hữu dụng của Si phụ thuộc nhiều vào tốc độ phong hóa phóng thích Si từ khoáng vật vào dung dịch đất. Trong khoáng vật bền với sự phong hóa như thạch anh, Si hoàn toàn không dễ tiêu cho cây. Sự mất mát Si trong đất phong hóa mạnh mẽ sẽ làm giảm nồng độ Si hòa tan và lượng Si cây hút. Sự tích lũy hàm lượng oxit sắt, nhôm tương đối và tuyệt đối làm giảm hàm lượng Si dễ tiêu cho cây.

– Chế độ bón phân: Bón vôi có thể làm giảm sự thu hút Si của một số loại cây như lúa, cao lương và mía.

– Điều kiện ngập nước: Trong quá trình ngập nước hàm lượng Si dễ tiêu tăng, đặc biệt trong đất chứa nhiều chất hữu cơ. Sự thu hút Si dễ dàng hơn khi hàm lượng nước trong đất cao, đặc biệt đối với lúa. Nồng độ Si hòa tan tăng theo thời gian ngập nước do nồng độ dạng thủy phân H2SiO4 gia tăng. Khả năng dễ tiêu của Si tăng lên thường đi cùng với sự gia tăng hàm lượng của các hydroxide Fe, Mn khử vô định hình trong đất ngập nước.

                                                                            Sưu tầm – Nguồn internet\

                                        HÙNG NGỌC CHÚC BÀ CON MÙA MÀNG BỘI THU

                                                                       ĐT Liên hệ 0984 889 011

 

 

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

Hotline

Hotline

0984889011

Zalo icon Email icon

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
@ Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang vàng Việt Nam.