Zalo

Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

GIỜ LÀM VIỆC:

Từ thứ 2 - T7: 8h - 17h

ĐIỆN THOẠI:

0984889011

ĐỊA CHỈ:

Long Biên, Hà Nội

Trang chủ / cây lương thực / CHĂM SÓC CÂY SẮN (Manihot esculenta) BẰNG PHÂN BÓN HÙNG NGỌC NPK 15-5-10

CHĂM SÓC CÂY SẮN  (Manihot esculenta) BẰNG PHÂN BÓN HÙNG NGỌC NPK 15-5-10 />
                                                 		<script>
                                                            var modal = document.getElementById(

CHĂM SÓC CÂY SẮN (Manihot esculenta) BẰNG PHÂN BÓN HÙNG NGỌC NPK 15-5-10

Liên hệ:0984889011 - Hotline

CHI TIẾT SẢN PHẨM

 

HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỒNG  SẮN 

 

     Sắn (Manihot esculenta) hay khoai mì  họ đại kích  thuộc nhóm cây lưu niên, nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Mỹ La Tinh được trồng tử khoảng 5.000 năm trước. Đến nay, sắn có mặt ở hơn 100 nước thuộc vùng nhiệt đớicận nhiệt đới và là nguồn lương thực, thực phẩm cho hơn 500 triệu người.

     Năm 2006 và 2007, sản lượng sắn tươi thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ  so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Các quốc gia có sản lượng sắn cao nhất là Nigeria (45,72 tr tấn),  Thái Lan (22,58 tr tấn tấn)   Indonesia (19,92 tr tấn). Về năng suất sắn, so với  bình quân thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008), Ấn Độ là quốc gia cho năng suất cao nhất (31,43 tấn/ha), Thái Lan (21,09 tấn/ha), Việt Nam đứng thứ 10 thế giới về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn).

    Tại Việt Nam, sắn là cây lương thực xếp thứ 3 sau lúa , ngô. Sắn cho sản lượng cao  và được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của 7 vùng sinh thái, trồng   nhiều nhất là  vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Phần lớn vẫn canh tác theo lối truyền thống, tự phát, ít sử dụng các biện pháp kỹ thuật  canh tác tiên tiến ( chọn giống, cải tạo đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh…).

 

  1. Chọn cây thu hom giống  

   Cây làm giống phải thuộc nhóm cao sản ( năng suất 28 – 30 tấn/ha, tỉ lệ tinh bột 28% – 30% ) như  giống  KM 60, KM 95, SM 037-26…

   Từ khu sản xuất tốt/ ruộng/ vườn nhân giống, chọn cây dạng gọn, đạt 6 tháng tuổi, khỏe, thưa mắt, không sâu bệnh hay khô xước. Lấy phần 1/3 giữa thân cây cắt thành đoạn 15 – 20 cm có 4 – 6 mắt.  mỗi đoạn là 1  hom.

       Bảo quản hom giống. Gom thành bó, 15-20 hom/ bó, xếp các  bó hom theo chiều đứng  nơi khô mát/ trong bóng râm. Có thể cắm xuống đất thành cụm, mỗi cụm 500 – 1000 hom.Theo cách này, có thể bảo quản giống được 2 tháng trước khi trồng. Khi bảo quản:có thể  dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh

    2- Chuẩn bị đất trồng   - Sắn ưa đất tơi xốp, sâu tầng đế cày. Cần cày sâu 20- 25 cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần: lần 1 ( sau khi cày lật  7 – 15 ngày) và lần 2 - sau lần đầu  5 – 7 ngày). rên đất dốc ( nương, rẫy…) khi trống sắn thì việc chống xói mòn là rất cần thiết, vì vậy cần thực hiện các biện pháp sau:

·         Lên luống trồng theo đường đồng mức ( vuông góc với độ dốc).

·         Trồng các loại cây chống xói mòn* theo đường đồng mức là rất cần thiết khi canh tác trên đất dốc ( cỏ vetiver, các cây thuộc họ đậu: lạc, đậu xanh, đậu đen, cốt khí… hoặc cây phân xanh khác).

Cây chống xói mòn còn làm tăng nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi độ phì của đất sau thu hoạch.

 *     Để chống xói mòn có thể phủ rơm rạ/ lá cây hoặc các phụ liệu khác sẳn nguồn  tại địa phương.

 

   3- Thời vụ trồng

       + Trên  đất xám cần cải tạo đất trước khi trồng và trồng 2 vụ để giảm  thời gian và  nhân lực.

        Vụ 1: Trồng: tháng 4 – 5 thu hoạch: tháng 1 – 3 năm sau.Nên trồng sớm khi đất đủ độ ẩm,  khả năng mọc mầm của hom  sẽ tốt hơn.

        Vụ 2: Trồng: tháng 10 – 11 Thu hoạch : tháng 9 – 10 năm sau.

 + Trên các loại đất khác nên trồng vào mùa mưa ( tháng 5 – 6 ).

         + Khu vực miền Bắc Việt Nam chỉ trồng được 1vụ/ năm vào đầu xuân, thu hoạch cuối năm.

     4-    Phương pháp trồng

       Đặt hom: 

-          Khu vực đất tương đối bằng phẳng: đặt hom nằm ngang, song ở nới có mưa nhiều/ thoát nước kém cần lên luống hoặc líp và đặt hom đứng hoặc xiên.

-           Ngoài ra, nếu trồng vào cuối vụ mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng.

      Khoảng cách (giữa các hàng và cây)/ mật độ trồng

-          Đất tốt và trung bình: trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m, ( 10.000 cây/ha),

-          Đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m ( 12. 500 cây/ha)  và 0,8 x 0,8m (16.000 cây/ha).

-          Nếu trồng xen, có thể trồng khoảng cách 1,2 x0,6m (14.000 cây/ha) hoặc 1,2 x 0,8m (11.000 cây/ ha)

     Trồng xen kẽ và luân canh 

       Đất bằng và đất có độ dốc thấp (độ dốc < 8%), nên trồng xen lạc / đậu xanh. Giữa 2 hàng sắn xen 2 hàng lạc/ đậu xanh, khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1,0 – 1,2m, giữa 2 hàng lạc/ đậu xanh là 0,25 – 0,3m và giữa 2 cây lạc và đậu xanh là 0,15 – 0,20m.

5-  Chăm sóc sau khi trồng

      Dặm hom: Kiểm tra  sau khi trồng: sau trồng 10 – 13 ngày/ kiểm tra độ nảy mầm của hom. Ngày thứ 18 - 20 , khi đất còn độ ẩm thì dặm các hom yếu/ không nảy mầm.

      Bón phân: Sắn hút nhiều dinh dưỡng, để năng suất cao cần phải bón phân đầy đủ và cân đối. Trồng liên tiếp phải bổ sung phân nhiều hơn – có phân hữu cơ càng tốt. 

      Phân bón Silic Silicamon Hùng Ngọc được  sản xuất bằng dây chuyền và công nghệ hiện đại nên thích hợp với sẵn và các loại cây trồng/ phổ biến  trên nhiều vùng đất  bởi  làm tăng khả năng quang hợp tích lũy tinh bột trong củ, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế đổ ngã ..đặc biệt là tăng năng suất và chất lượng củ sắn từ 15 -20%

    Bà con tham khảo Công thức  sử dụng phân Silic Silicamon của Công ty TNHH TM & SX Hùng Ngọc.

-          Bón lót         ( lúc làm đất trước khi trồng)  

             Vi sinh Mộc Lan  25 kg  +   NPK 10-8-10   15 kg

-          Bón thúc 1 ( thúc tia củ sau trồng 25 -30 ngày)   

            NPK 15-5-10       20 kg   +   Silic Bo    200g ( có thể bón rạch rãnh hoặc hòa nước tưới)

-          Bón thúc 2  ( sau trồng 45 -50 ngày)     NK 16-12        15-17 kg 

                                                              +   Kali 3 kg + Silic Bo    300g

  6.Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

-  Bọ cánh cứng, nhện đỏ…thường gây hại , dùng các loại thuốc phòng trừ phổ biến.

-  Kết hợp làm cỏ, phun thuốc trừ cỏ: thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ngay phun sau khi trồng hoặc sau khi nhổ cỏ 1 lần ( sau trồng 20 – 30 ngày).

      Khi phun trừ cỏ cần chú ý đảm bảo lượng nước pha phun và độ ẩm đất sao cho thuốc ngấm sâu 2 – 3cm. - Nếu có điều kiện nên dùng màng PE phủ bề mặt ruộng

7-  Thu hoạch , bảo quản

-          Để đảm bảo năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, chất lượng bột tốt….Tùy điều kiện đất đai, khí hậu vùng trồng, TGST từng giống mà xác định thời gian thu thích hợp.

Ví dụ: giống KM 94 có thể  thu  sau trồng 7 – 11 tháng

           Giống KM 60 thu sau trồng 6 – 8 tháng….

-          Dấu hiệu xác định thời điểm thu hoạch: Hàm lượng tinh bột trong củ đã đạt từ 27 – 30%/ lá chuyển  màu từ xanh sang vàng nhạt và cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn khoảng 6 – 9 lá).

-         Tốt nhất là thu hoạch đến đâu thì chế biến/ vận chuyển đến nơi chế biến ngay, tránh để lâu hoặc phơi nắng quá 24 giờ làm giảm lượng tinh bột củ.

 

CHÚC BÀ CON MÙA MÀNG BỘI THU

 

 

 

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

Hotline

Hotline

0984889011

Zalo icon Email icon

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!

VỀ CHÚNG TÔI

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC

Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0984889011

Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
@ Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang vàng Việt Nam.