Giờ làm việc: T2-T7: 8h - 17h Điện thoại: 0984889011
Email: phanbonsilichungngoc@gmail.com
Trang chủ / cây lương thực / CHĂM SÓC CÂY LÚA NƯỚC ( O. Sativa) BẰNG PHÂN BÓN HÙNG NGỌC NPK 15-5-10
CHI TIẾT SẢN PHẨM
VAI TRÒ CỦA CÂY LÚA ( O. Sativa)
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cũng là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam
. Diện tích gieo cấy lúa năm 2020 đạt gần 7,3 triệu ha, giảm 215.000 ha so với năm 2001 song năng suất đạt 58,7 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha/năm so với năm 2020 sản lượng tăng 0,5 triệu tấn/năm...Hạt gạo Việt Nam đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ.Thị trường xuất khẩu chính là châu Á với Trung Quốc và Philippines là thị trường lớn nhất.
Hàng năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% toàn cầu. Tuy nhiên, ngành lúa gạo đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập, dịch bệnh, thiên tai, môi trường sống biến đổi….Làm thế nào tận dụng được các cơ hội vượt qua thách thức, khắc phục những hạn chế của ngành là vấn đề rất cần giải quyết.
Một trong những giải pháp hữu hiệu đã được thực tiễn xác nhận là sử dụng nguồn dinh dưỡng từ phân bón Silic Hùng Ngọc nhanh chóng góp phần tăng năng suất, chất lượng lúa gạo - cơ sở củng cố, phát huy tiềm năng cho tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu. ·
Công ty Hùng Ngọc cung cấp Phân bón Silic dùng cho tất cả các loại cây trồng, đặc biệt – cho hộ/ vùng trồng lúa 5 loại phân bón sau:
- NPK Silic 15 - 5 -10 - NPK Silic 10 - 8 -10
- Silic silicamon 8 quả Đào - Silic Bo - Vi sinh Mộc Lan
Trong các loại phân bón Silic Hùng Ngọc - ngoài 3 nguyên tố đa lượng ( Đạm, Lân, Kali) thường dùng - còn có một số nguyên tố vi lượng ( Fe, Mn, Mo…) - đặc biệt là nguyên tố Silic ( Si) lượng, lượng dùng rất nhỏ nhưng tác dụng lớn. Phân bón silic Hùng Ngọc phân giải chậm tác dụng bền, hiệu quả chính là:
- Giải độc, thông thoáng và cân bằng pH đất,tăng hiệu quả hô hấp của rễ…
- Giúp thân lá cứng, vươn thẳng, tăng diện tích quang tổng hợp chất hữu cơ. Kích thích ra hoa, đậu hạt, căng mẩy hạt, tăng năng suất, sáng vỏ trấu, gạo thêm hương thơm, cơm thêm vị đậm…
- Tăng sức đề kháng, giảm lây nhiễm sâu,bệnh mau phục hồi sau mưa gió hay nhiễm sâu bệnh.
- Giảm 30% - 40% lượng phân đạm (N), lân (P), kali (K) đơn, tăng hấp thu P. Giảm chi phí dùng thuốc BVTV gây hại môi trường sống.
CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
Toàn bộ đời sống cây lúa hay Thời gian sinh trưởng ( TGST) của nó bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm đến khi thu hoạch Gồm 3 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng, Sinh trưởng sinh thực và GĐ Chín.
1- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng ( STSD)
Giai đoạn STSD tính từ khi hạt nảy mầm /bắt đầu gieo hạt đến khi kết thúc đẻ nhánh - cây lúa đạt số nhánh tối đa & diện tích lá cao nhất, bắt đầu quá trình phân hóa đòng., giống có thời kỳ STSD dài/ ngắn thì TGST cũng dài/ ngắn hơn.
Trong giai đoạn này, cây lúa tăng dần số lượng, kích thước thân, lá, chồi/ nhánh... cơ sở của quá trình quang hợp tích lũy các chất hữu cơ làm tiền đề cho giai đoạn sau ( STST). Ở điều kiện tối ưu, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có lá thật thứ 5-6.
Số nhánh hữu hiệu đạt mức ổn định khoảng 10 ngày trước khi có số nhánh tối đa.
Các nhánh ra sau nhỏ,thường yếu không tạo bông (nhánh vô hiệu).Vì vậy rất cần điều tiết để cây lúa đẻ nhánh sớm, kết thúc đẻ nhánh trước 7 ngày tính đến khi phân hóa đòng là tốt nhất. Giai đoạn STSD gồm TK mạ và TK đẻ nhánh
a. Thời kì mạ
Gồm thời kỳ mạ non và thời kỳ mạ trưởng thành.
- TK mạ non: từ lúc hạt nảy mầm /gieo hạt đến khi mạ có 3 lá thật, thời kỳ này cây còn non yếu, kém chống chịu.
- TK mạ trưởng thành: từ lúc cây mạ có 4 lá thật đến khi nhổ cây. Thời kì này rễ ra 4-5 lứa, chiều cao cây tăng nhanh, khả năng chống chịu cũng tăng và mạ có thể sống tự lập.
Chú ý. Khi làm đất gieo mạ, sử dụng 0.5kg Silic bo chang đều diện tích gieo hết 01 sào mạ.Mạ sẽ có bộ rễ khỏe, mọc đều, cứng cây, đanh dảnh, ngạnh trê ” ít nhiễm sâu bệnh…đảm bảo cho cây lúa vào thời kì đẻ nhánh thuận lợi.
ü b. Thời kì đẻ nhánh.
Cây lúa tiếp tục phát triển bộ rễ và số nhánh cuối thời kì sẽ đạt tối đa về số nhánh và diện tích lá - các nhân tố quyết định số bông hữu hiệu, số hạt / bông.
Bón lót NPK Silic chi phối toàn bộ đời sống cây lúa, nhất là từ thời kì đẻ nhánh đến giai đoạn STST và giai đoạn Chín ( sử dụng theo Bảng..)
2. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực ( STST)
Giai đoạn STST gồm 3 thời kì:TK làm đòng,TK trỗ bông và TK phơi màu.
Tính từ lúc cây lúa bắt đầu làm đòng ( phân hóa hoa) đến lúc thụ tinh.
Độ dài (ngày) của GĐ này khá ổn định ở các giống, thường là 30 - 35 ngày. Cây lúa tăng nhanh chiều cao do sự vươn dài của 5 đốt/lóng đỉnh.
Đòng phát triển qua nhiều bước…thoát dần khỏi bẹ lá đòng, bắt đầu trổ bông.
Phân bón silic góp phần đảm bảo cây lúa đạt tối đa số bông và số hoa/ bông.
a.TK làm đòng
Còn gọi là TK phân hóa hoa với đặc trưng là quá trình phân hóa hoa, hình thành cơ quan sinh sản ( nhị và nhụy). Bón đón đòng bằng 100g- 200g Silic Bo/ sào sẽ góp phần quyết định mức tối đa về số bông/ khóm, số hạt/bông - đảm bảo 50% số các chỉ tiêu năng suất.
b.TK trỗ bông.
Phân hóa hoa xong, đòng trổ dần ra ngoài do sự phát triển của các đốt/lóng trên đỉnh, toàn bộ bông thoát khỏi bẹ lá - kết thúc giai đoạn trỗ bông.
c. TK phơi màu ( nở hoa, thụ phấn, thụ tinh).
Tùy giống lúa mà TK này bắt đầu cùng hoặc sau quá trình trỗ bông.
Hoa đầu bông/ đầu gié nở trước, hoa ở gốc bông/ gié nở sau. Khi lúa phơi màu là lúc hoa nở và xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh.
3. Giai đoạn chín.
Kéo dài khoảng 30 ngày ( cũng khá ổn định ở các giống) tính từ khi cây lúa phơi màu ( thụ phấn, thụ tinh ) đến lúc hạt chín hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu thiếu Silic thì lúa sẽ hấp thu P kém...và giai đoạn này dễ bị kéo dài.
GĐ chín gồm 3 thời kì: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.
a- TK chín sữa (ngậm sữa).
Sau khi phơi màu 5 -7 ngày, sản phẩm quang hợp từ thân lá chuyển nhanh chất dự trữ vào tích lũy ở dạng sữa. Các nghiên cứu đều cho biết: hơn 80% chất tích lũy – tinh bột gạo - đều do quang hợp được trong giai đoạn này.
Kích thước, khối lượng hạt gạo tăng dần và làm căng đầy dần vỏ trấu, hạt lúa đã định dạng, vỏ trấu màu xanh nhạt, khối lượng hạt có thể đạt 75 - 80% .
b- Thời kỳ chín sáp:
Chất tích lũy trong hạt dạng sữa mất nước và dần được cô đặc, hạt chắc dần, vỏ trấu chuyển màu khá đặc trưng… bắt đầu từ hạt cuối bông dần tới các hạt ở phần cổ bông, lá già lụi dần, khối lượng hạt tiếp tục tăng.
c- TK chín hoàn toàn.
Hạt trên bông lúa cứng và đạt khối lượng tối đa, ẩm độ khoảng 20%, vỏ trấu có màu đặc trưng. Lá chuyển vàng, tàn nhanh/ chậm tùy giống và dinh dưỡng.”Xanh nhà hơn già đồng”.
Thu hoạch tốt nhất khi 80% vỏ trấu có màu đặc trưng.
SỬ DỤNG PHÂN BÓN SILIC HÙNG NGỌC TRONG CANH TÁC LÚA
I. BÓN NPK Silic 15-5-10 ( bón 1 sào 360m2 )
Bảng 1. Dùng đại trà, chân đất tốt, tưới tiêu chủ động
Loại phân |
Bón 1 lần duy nhất cả vụ |
NPK Si 15-5-10 |
12kg |
Silic Bo |
100g |
Bảng 2. Chân đất bạc màu, dễ mất nước
Loại phân |
Bón lót |
Bón thúc |
Đón đòng |
NPK Si 15-5-10 |
7 kg |
5kg |
3kg |
Đạm Ure |
0.5kg |
0.5kg |
|
Silic Bo |
|
|
100gr |
Bảng 3. Dùng đại trà, có rét đậm rét hại thời kì làm mạ
Loại phân |
Làm mạ |
Bón thúc |
Đón đòng |
Silic 8 Quả Đào |
3kg (Dùng cho 360m2 đất gieo mạ ) |
|
|
NPK Si 15-5-10 |
|
12kg |
|
Kali |
|
|
3kg |
Silic Bo |
100g ( Phun ruộng mạ ) |
|
100g |
* Silic 8 Quả Đào làm ấm gốc, khỏe rễ khi rét đậm, rét hại. Silic Bo: bổ sung dinh dưỡng, làm tăng chịu rét cho mạ. Bón đón đòng giúp cây lúa sinh hoa, kết hạt tối ưu.
* Cách phun Silic Bo: Dùng 100g Silic bo + 0.5 lít nước ngâm qua đêm khuấy đều để lắng, gạn phần lắng Dung dịch sau khi gạn pha với 16-20 lít nước, đem phun đều . Phần cặn lắng có thể rắc bón hoặc ngâm tưới cây cảnh, cây ăn quả, rau, củ …
II. BÓN NPK Silic 10-8-10
Bảng 4. Đất chua phèn, pH ≤ 4
Loại phân |
Bón lót |
Bón thúc |
Đón đòng |
NPK Si 10-8-10 |
8kg |
4kg |
|
- Đạm Ure |
1kg |
|
|
Kali |
|
|
4kg |
Bảng 5. Đất màu mỡ, chủ động tưới tiêu,
Loại phân |
Bón 1 lần duy nhất cả vụ |
- NPK Si 10-8-10 |
Bón lót: 12kg |
- Silic Bo |
Rắc/phun đón đòng 300g |
Bảng 6: Đất vùng chiêm trũng, trời rét đậm rét hại.
Loại phân |
Bón thúc ( sau cấy 7-10 ngày) |
Đón đòng |
- NPK Si 10-8-10 |
15kg |
|
- Kali |
|
4kg |
- Silic Bo |
Rắc/ phun đón đòng |
100g |
HƯỚNG DẪN CHUNG
· Làm đất mạ: Dùng 0.5 kg Silic bo chang đều trên diện tích gieo 01 sào mạ. Silic bo giúp mạ mọc đều, khỏe rễ, cứng cây, ít nhiễm bệnh..
· Loại phân và Cách bón :
+ NPK Silic 15-5-10: Bảng 1,Bảng 2,Bảng 3
+ NPK Silic 10-8-10: Bảng 4, Bảng 5, Bảng 6
Bón lót: Nên bón lót trước lần bừa cấy/sạ. Rải đều khắp ruộng, bừa chang gạt phẳng đảm bảo phân nằm trong lớp bùn 3-4 cm.
· Chế độ nước: Sau khi cấy/sạ: duy trì mức nước 4-6 cm trên ruộng.
Kết thúc đẻ nhánh ( có 300- 350 nhánh hữu hiệu /m2): để hạn chế đẻ và giúp cây tập trung nuôi nhánh hữu hiệu thì rút cạn nước 8-10 ngày. Bắt đầu phân hóa đòng (đòng cứt gián) thì đưa nước vào cho lúa tập trung nuôi đòng.
Kính chúc bà con mùa vàng bội thu!
Hỗ trợ kỹ thuật: 0984.889.011
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
SẢN PHẨM CÙNG LOẠI
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0984889011
Chúng tôi sản xuất hơn 50.000 tấn phân bón Silic mỗi năm, giúp bổ sung nguyên tố đa - trung - vi lượng cho lúa và cây trồng, tăng năng suất bội thu. Được nhiều doanh nghiệp và bà con địa phương tin dùng trong nhiều năm qua. Liên hệ ngay!
VỀ CHÚNG TÔI
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0984889011
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC
Địa chỉ: Số 39 phố Giang Biên, Tổ 5, Phường Giang Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Giấy phép ĐKKD số 0109638400 - Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/05/2021
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Huyền
@ Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN HÙNG NGỌC. Designed by Trang vàng Việt Nam.